Bài 5: Child Themes và các nội dung mở rộng trong phát triển Themes
Nằm trong Series xây dựng & phát triển Block Themes, hãy cùng Nam tìm hiểu về các khái niệm “nâng cao một chút”, thực ra khái niệm này cũng đã rất quen thuộc nếu bạn thường xuyên phát triển themes WordPress “kiểu cũ” trước đây. Tuy vậy đối với người mới thì Child themes vẫn là một “ẩn số” nên hãy cùng Nam giải đáp trong bài này nhé!
Child themes là gì?
Nếu bạn tham khảo bài viết về Ux builder của Nam thì hẳn sẽ nhận ra file flatsome-child luôn được Nam khuyến khích bạn cài vào giao diện…Lý do bởi vì bạn có thể tinh chỉnh được nhiều hạng mục nhỏ của giao diện nhưng vẫn giữ được tính năng cũng như các thành phần chính của giao diện cha.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi bạn sử dụng các giao diện Woocommerce – plugins thường xuyên được cập nhật khiến các giao diện luôn trở nên “lỗi thời” khá nhanh. Việc để giao diện cha được cập nhật thường xuyên, nhưng bản Child – themes với những tinh chỉnh của riêng bạn vẫn được kích hoạt sẽ là hướng đi an toàn và bảo mật cho việc phát triển website WordPress.
Thực tế, việc cập nhật themes và Plugins sẽ được Nam Digital thực hiện thường xuyên nếu bạn là khách hàng sử dụng gói quản lý server và website WordPress của Nam
Một số đặc tính của Child themes
- Giúp cho việc tinh chỉnh trở nên dễ dàng
- Giúp bạn tinh chỉnh tách biệt hoàn toàn với tính năng gốc của giao diện, nhưng vẫn nhận được những cập nhật từ themes bố
- Tiết kiệm thời gian phát triển giao diện, tránh được việc “phát minh lại cái bánh xe”
Parent themes là gì?
Giao diện cha là giao diện có liên kết chặt chẽ với giao diện con (Child themes) nhằm cung cấp các phong cách hiển thị cũng như chức năng (Functions.php).
Cách tạo Child themes?
Trong themes handbook đã có đầy đủ, nên Nam xin phép dẫn link tới đó, để tránh “phát minh lại cái bánh xe”, xem tại đây