Bài quan trong trong Series Be Your Boss
Hic Nam đang cảm thấy vô cùng cáu giận, bởi do vô ý mà đã không Backup được phiên bản trước của bài viết này. Tuy vậy sau khi “nuốt tức, kìm nén” Nam quyết định sẽ phải dành tâm sức để viết một bài tốt hơn, tất nhiên là phải đảm bảo việc backup được xử lý hoàn hảo.
Anyway…Chào mừng bạn đến với bài viết, tôi là Nam Digital, tôi giúp những người chủ doanh nghiệp startup sản phẩm giàu tính sáng tạo phát triển mô hình kinh doanh đơn giản, dễ vận hành, nhanh chóng đi vào hoạt động
Đây đã là bài số 4 của Series Be Your Boss và có thể nói Nam không thể hạnh phúc hơn khi được sát cánh cùng bạn đến với nội dung tiếp theo mà theo Nam nó mang tính chất quan trọng và quyết định
Ở mỗi mô hình kinh doanh có nhiều hướng đánh và sự tập trung khác nhau, B2C chú trọng bán cho khách hàng lẻ, B2B nhắm tới doanh nghiệp nhưng đảm bảo sự “đo ni đóng giày" ở một tầng rất khác…Với các sản phẩm vật lý và dịch vụ cũng sẽ có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau, chính vì vậy Nam sẽ không áp dụng những Tips sau cho mọi mô hình kinh doanh..Mà chỉ coi nó đúng ở phía mô hình Nam Digital thôi
Đừng phát minh lại cái bánh xe
Đây có lẽ là cụm từ mà bạn hẳn rất quen thuộc nếu làm các sản phẩm công nghệ, thực tế “Don't Reinvent the wheel” có mặt ở rất nhiều lĩnh vực khác nữa.
Ngay cả khi bạn tìm thấy một ngách (Niches) đủ tốt để triển khai mô hình khởi nghiệp tinh gọn thì cũng cần đảm bảo những tiêu chí sau:
-
Cần có một lượng người bán nhất định (Từ 3 - 4 đối thủ - theo Nam là vậy)
-
Cần có nhu cầu lớn
-
Có những yêu cầu đặc thù kiến không phải ai cũng mở ra làm được ngay…Nam lấy ví dụ như xây dựng Business xoay quanh lập trình di động sử dụng Flutter chẳng hạn…Rõ ràng bạn sẽ có lợi thế lớn hơn rất nhiều nếu chỉ chuyên sâu Flutter bởi đây là một mã nguồn mạnh mẽ giúp xây dựng những ứng dụng tốc độ cao, đa nền tảng…Nhưng nhược điểm là nó không dễ tiếp cận bởi cộng đồng còn non trẻ với sự hỗ trợ còn ít.
Theo như kinh nghiệm của Nam thì với mỗi dịch vụ, việc tham khảo cách thức làm giá của đối thủ là vô cùng quan trọng. Việc một mô hình kinh doanh có khả thi hay không phụ thuộc nhiều vào sự cân đối giữa mức giá để có lợi ích tốt nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh đối với thị trường.
Hãy xây dựng cơ cấu giá để có lợi
Sau khi tham khảo Podcast của thần tượng Caleb Jones thì Nam thấy trong cơ cấu giá có rất nhiều thành phần mình bỏ sót, dưới đây là liệt kê của các mục như vậy, lưu ý rằng gạch đầu dòng phía trên sẽ bao hàm gạch đầu dòng phía dưới, nếu xếp các gạch đầu dòng này thành hàng dọc thì ta được một hình phễu nhỏ dần.
-
Profit and Loss (income statement): bạn có đang nợ không? Vậy doanh thu mang về là lãi gộp hay lỗ…
-
Revenue (Sales from Branding, Organic Sales, Marketing): Doanh thu thu về từ các kên Branding, khách hàng tự tìm đến, Marketing
-
Cost of sales (Cắt phế, quảng cáo): Chi phí của phần Sales này là bao nhiêu, đã trừ đi tiền cắt phế, chi phí quảng cáo chưa
-
Gross Profit (Lợi nhuận gộp)
-
Operation Expenses (IT...Admin, Finance Team): Chi phí vận hành là bao nhiêu, tiền thuê chuyên viên IT, Admin hoặc đội tài chính…
-
Net Profit
-
Taxes (Thuế)
Từ những hạng mục kể trên thì việc tính giá trên đầu một sản phẩm / dịch vụ thật sự không đơn giản như việc mua qua bán lại, mà nó gồm nhiều khoản mục “đáng sợ”...
Xây dựng nhiều gói sản phẩm để Upsales và khuyến khích khách gia hạn
Trong thời đại mà sự cạnh tranh ngày một lớn, những chiến dịch Marketing sáng tạo được các đơn vị “Cá mập” bủa vây người dùng…Thì sẽ thật “Tồ” nếu chỉ bán một dịch vụ cho duy nhất một khách hàng.
Hãy cố gắng đẩy khách hàng thân thiết đó về mình, gia tăng vòng đời khách hàng và đẩy mạnh các gói dịch vụ / sản phẩm ở phía sau, đảm bảo tính kết nối và tăng cường cho các dịch vụ có sẵn.
Như Nam Digital thì mô hình sẽ xoay quanh: Thiết kế bộ nhận diện - Thiết kế website và phễu bán hàng - Phát triển website (SEO) - Kiếm tiền từ website (PPC) - Phát triển mạng xã hội xoay quanh website (Social Media Marketing) - Tư vấn tăng trưởng siêu tốc (Growth Hacking)